Cải cách bộ máy quản lý nhà nước trong khai thác thủy sản, thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo hệ thống ngành dọc. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là cơ quan chuyên môn giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đồng thời thực hiện chức năng chỉ đạo các Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện thống nhất về hoạt động khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong phạm vi cả. Từng bước đưa việc cấp Giấy phép khai thác thủy sản và việc quản lý nghề cá thông qua việc quản lý Giấy phép khyai thác thủy sản. Đưa Giấy phép khai thác thủy sản trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý nghề cá.
Cải cách, nâng cấp bộ máy thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động nghề cá bằng việc: đầu tư kinh phí phát triển đội tàu kiểm ngư cũng như kinh phí duy trì hoạt động của đội tàu này đảm bảo hoạt động tuần tra giám sát hoạt động nghề cá được diễn ra thường xuyên, liên tục, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi phạm các qui định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thành lập hệ thống thanh tra chuyên ngành khai thác thủy sản tại các vùng nước nội đồng trong đó cần đặc biệt quan tâm đến hệ thống thanh tra chuyên ngành khai thác thủy sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Cải cách công tác nghiên cứu khoa học nhằm mục tiêu các kết quả nghiên cứu khoa học phải phục vụ thiết thực cho hoạt động khai thác thủy sản như: công tác nghiên cứu dự báo ngư trường các số liệu phải kịp thời đảm bảo độ tin cậy để ngư dân có thể vận dụng vào trong hoạt động khai thác của mình. Các kết quả nghiên cứu về nguồn lợi ngư trường đảm bảo độ chính xác, được cấp nhật thường xuyên để các cơ quan chức năng cáo thể dựa vào để hoạch định các chính sách quản lý nghề khai thác thủy sản. Tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác thủy sản, áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, khai thác có tính chọn lọc cao, đạt hiệu quả kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hoạt động khai thác thủy sản giảm thiểu việc sử dụng lao động trong khai thác.
Tăng cường vai trò quản lý của cộng đồng, của các tổ đội sản xuất trên biển, của các hợp tác xã, của các hiệp hội … nhằm mục tiêu phát triển lợi ích đồng thời gắn liền với trách nhiệm của cộng đồng. giảm thiểu vai trò cũng như các chi phí trong quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố khai thác hiệu quả bền vững nguồn lợi thủy sản.
Chính sách thuế
Phục hồi lại chính sách thuế khai thác tài nguyên đối với hoạt động khai thác thủy sản. Duy trì chính sách thuế khai thác tài nguyên như một đòn bẩy thúc đẩy hoạt động khai thác thủy sản, đưa các chính sách thuế trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý ngành, điều tiết sản xuất, thực hiện các chính sách chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp. Đảm bảo sự công bằng trong hoạt động khai thác thủy sản (trên nguyên tắc khai thác nhiều phải đóng thuế nhiều, khai thác gây tổn hại nhiều đến nguồn lợi, môi trường và các hệ sinh thái biển phải đóng thuế nhiều) cũng như việc đảm bảo công bằng với các hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Do đặc thù của ngành khai thác thủy sản, vốn liếng, tài sản của ngư dân chính là con tàu và ngư lưới cụ của mình. Tuy nhiên, trong thời gian qua các chủ tàu khai thác thủy sản rất khó tiếp cận với nguồn vốn của các ngân hàng thương mại do không có tài sản thế chấp, dẫn đến ngành khai thác thủy sản rất khó phát triển khi không có sự đầu tư vốn từ các ngân hàng thương mại. Để thúc đẩy ngành khai thác thủy sản phát triển nhà nước cần có các chính sách về vốn cho hoạt động khai thác thủy sản để các chủ tàu có thể đầu tư nâng cấp phương tiện, đổi mới công nghệ, chuyển đổi nghề nghiệp thân thiện với môi trường …Trong đó vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội là tiên phong trong việc giải quyết nhu cầu vốn cho hoạt động khai thác thủy sản.
Chính sách về cơ sở hậu cần
Tiếp tục triển khai các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; như các cảng cá, bến cá, trợ thủy sản đầu mối nhằm thúc đẩy việc tông thương các hàng hóa thủy sản khai thác được, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lên cá, bán các của ngư dân đồng thời tiếp nhận nguyên liệu nước đá và các nhu yếu phẩm phục vụ khai thác, giảm thiểu đến mức thấp nhất thời gian chờ lên cá, đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản khai thác được.
Mở rộng dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển nhất là dịch vụ khai thác hải sản xa bờ, đảm bảo sản phẩm thủy sản khai thác trên biển đảm bảo chất lượng, thâm nhập được vào các thị trường khó tính.
Mở rộng các khu neo đậu phòng tránh, trú bão cho tàu thuyền khai thác hải sản đảm bảo an toàn cho người và phương tirnj hoạt động khai thác trên biển.
Chính sách trong công tác khuyến ngư
Cải tiến các chính sách trong công tác khuyến ngư, tăng cường công tác khuyến ngư bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chuyên giao các phương thức khai thác ít gây tổn hại đến nguồn lợi thủy sản, các ngư cụ có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường, giảm thiểu việc đánh bắt được các loài quí hiếm không chủ ý nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế, đảm bảo lợi ích của người lao động. Từng bước nâng tỉ trọng vốn cho công tác khuyến ngư khai thác khoảng từ 10% (trên tổng số vốn cho công tác khuyến ngư) lên 30% theo như chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát tại Hội nghị khai thác tại Bình thuận tháng 11/2008.
Các chính sách hỗ trợ trong khai thác
Giảm các chính sách hỗ trợ trực tiếp, tuy nhiên vẫn duy trì chính sách hỗ trợ dầu cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ. Tăng cường hỗ trợ gián tiếp như chuyển đổi cơ cầu nghề nghiệp, tạo sinh kế thay thế cho người dân, khuyến khích việc chuyển đổi ra các nghề ngoài khai thác thủy sản. tăng cường hỗ trợ đào tạo chuyên môn, tay nghề trong hoạt động khai thác thủy sản gắn liền với việc nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của chúng.
Tăng cường hỗ trợ thiết lập các khu bảo tồn biển, tổ chức các hoạt động một cách hợp lý tại các khu bảo tồn biển nhằm tạo nguồn thu nhập thay thế cho người dân đặc biệt là cộng đồng ngư dân sống phụ thuộc vào việc khai thác thủy sản trước đây tại các khu bảo tồn này.
Các chính sách về các thỏa thuận khai thác
Xây dựng lộ trình, tham gia các tổ chức quản lý nghề cá trong khu vực và thế giới nhằm từng bước hội nhập sâu vào nên kinh tế thế giới nói chung và hội nhập vào hoạt động khai thác thủy sản của thế giới nói riêng.
Hiện nay, nghề cá Việt Nam chưa tham gia các tổ chức khu vực về quản lý nghề cá. Việc này có ảnh hưởng nhất định đến hàng hóa hải sản khai thác của Việt Nam. Tham gia các tổ chức quản lý nghề cá khu vực và quốc tế đã và đang được Việt Nam rất quan tâm. Hiện, Việt Nam đang điều chỉnh các chính sách của mình cho phù hợp với các qui định của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực và thế giới để có thể tham gia và trở thành thành viên của các tổ chức này khi đã hội đủ điều kiện.
Các chính sách về xúc tiến thương mại
Xây dựng thương hiệu các loài thủy sản Việt Nam có thế mạnh ở cấp doanh nghiệp và cấp quốc gia.Tham gia các tổ chức tiêu chuẩn thế giới về đảm bảo môi trường, về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đạt được các chứng chỉ quốc tế về sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam, từ đó các sản phẩm thủy sản của Việt Nam khai thác ngoài tự nhiên có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật, thâm nhập vào các thị trường khó tính nhưng đầy tiểm năng trên thế giới.
Là thành viêc của Công ước liên hợp quốc về luật biển 1982, Việt Nam phải có nghĩa vụ thực thi các điều khoản của công ước trong đó có Điều khoản về khai thác hải sản. Để hàng hóa thủy sản Việt Nam xuất khẩu được tốt Việt Nam cần phải tham gia các tổ chức nghề cá khu vực và quốc tế. Việc tham gia này khẳng định các cam kết của Việt Nam về thực thi nghề cá có trách nhiệm và cơ chế giám sát của các tổ chức quốc tế đảm bảo cho hàng thủy sản nói trung hay hàng hóa hải sản từ khai thác nói riêng có thể thâm nhập vào các thị trường khó tính như Châu âu, Bắc mỹ. Đổi lại, hàng háo thủy sản Việt Nam sẽ có thị trường và giá trị của sản phẩm được tăng lên rất cao.
Phạm Ngọc Tuấn